Parenting Counseling

PARENTING SKILLS - OVERVIEW ***WALK-WITH-ME Program

Parenting is not a myth, nor a technical way of rearing a child. It is a parental love expressed in attitudes of child rearing materially, emotionally, and psychologically. Since each society has its own way of child rearing based on culture and tradition, parenting becomes more challenging to the Vietnamese parents as they enter the western culture with limited skills and language barrier besides prevailing high-tech warfare and industrially driven ecological disaster. This website is designed to provide the Vietnamese with skills and professional knowledge needed to become successful parents.

NGHỆ THUẬT LÀM CHA MẸ - LỜI MỞ ĐẦU

Làm cha mẹ không là một điều bí hiểm, cũng chẳng phải là một kỹ thuật nuôi con một cách máy móc. Nhưng là sự bày tỏ yêu thương trong cách nuôi con qua đời sống vật chất, tâm lý và cảm xúc. Vì mỗi xã hội, có cách nuôi dạy con riêng tùy thuộc vào văn hóa và truyền thống, nên vai trò làm cha mẹ của người Việt Nam ở đây đã trở nên khó khăn hơn vì kỹ năng yếu kém và ngôn ngữ giới hạn, khi họ bước vào vùng đất mà đời sống đã bị những tiến hóa kỹ thuật khuynh đảo, đưa con người vào hiểm họa của nền kinh tế bị kỹ nghệ hóa. Trang website này sẽ cung cấp cho phụ huynh Việt Nam những kỹ năng và kiến thức để đủ sức nuôi con nên người.

PARENTING SKILLS – EDUCATION

Culturally, Vietnamese parents from every social class usually teach their children the value of education. In the early years, children were taught family values and morals. They also put their high expectations on their children. The more hardships the family has experienced, the higher the parents’ expectations usually are, as hope for a better future. Besides, the Vietnamese parents have the tendency to depend on schools totally as their children entered schools. Whereas in the United States, the parents’ involvements are required and necessary to a student’s success.

*** The Parenting Skills training courses will equip parents with fundamental knowledge needed to care for & help children succeed in their studies

NGHỆ THUẬT LÀM CHA MẸ - GIÁO DỤC

Văn hóa Việt Nam yêu chuộng kẻ sĩ nên cha mẹ Việt Nam đều đặt sự học lên trên hết khi nuôi con. Ngay khi còn thơ ấu, cha mẹ đã dạy cho con phải tuân phục những giá trị đạo đức của gia đình. Cha mẹ cũng đặt những kỳ vọng lớn lao nơi con. Gia đình càng lao nhọc bao nhiêu, càng đặt kỳ vọng nơi con cao bấy nhiêu với hy vọng con sẽ có một đời sống rạng rỡ hơn cha mẹ trong tương lai. Cha mẹ Việt Nam lại còn dựa hoàn toàn vào nhà trường. Trong khi đó, ở xã hội Mỹ, nhà trường đòi cha mẹ phải hợp tác và đây là điều cần thiết để giúp con thành công. Theo lý thuyết mới nhất của ngành Tư Vấn Giáo Dục, có ba thành phần đóng góp vào sự giáo dục của học sinh: đó là chính học sinh, học đường và phụ huynh. Ba thành phần trên đều quan trọng như nhau và phải hợp tác chặt chẽ với nhau để tạo điều kiện cho một học sinh đi tới thành công.

1. Học sinh phải biết bổn phận của một người đi học, đó là quyết tâm theo đuổi việc học và nỗ lực làm tròn bổn phận của mình.

2. Học đường là nơi cung cấp cho học sinh kiến thức giáo dục về trí tuệ, tâm lý và sinh lý qua chương trình giảng dạy có phẩm chất, để đào tạo nhân tài phục vụ cho xã hội trong tương lai.

3. Phụ huynh, là cha mẹ hay người giám hộ của học sinh, cần cung cấp cho học sinh một môi trường sống lành mạnh để tạo điều kiện giúp học sinh phát triển tối đa về mặt trí tuệ, tâm lý và sinh lý.

Có lẽ một số phụ huynh băn khoăn: "Chữ nghĩa không có thì làm sao có thể giúp con phát triển tối đa về trí tuệ và tâm lý? Ở cái xứ mà dậy con bằng cách ‘Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi’ thì không những sẽ được ‘xé lịch’ dài dài mà còn mất cả con. Đã vậy, tiếng Anh chỉ biết lõm bõm thì làm cách nào để hợp tác với nhà trường?" Những băn khoăn trên đây nếu không giải quyết được sẽ trở thành nước mắt và bệnh đau đầu cho phụ huynh khi con bắt đầu bước vào "lứa tuổi thích ô mai."

Có lẽ chúng ta không lạ gì câu: "Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng." Thoạt nghe qua, ai cũng có cảm nghĩ rằng câu này chỉ dạy về binh pháp để chiến đấu. Tuy nhiên, câu này có thể áp dụng trong sự giáo dục để giúp phụ huynh hỗ trợ con một cách hữu hiệu, xin nhìn lại biểu thị hình tam giác trên.

Tương tự như một cuộc chiến đấu bằng võ trang, sự giáo dục có thể được coi là một cuộc chiến đấu vì nó có điểm khởi đầu, và sau thời gian chiến đấu, các chiến sĩ – chính là các học sinh – sẽ đem về sự thành công hay thất bại. Biểu thị tam giác cho chúng ta thấy cuộc chiến đấu giáo dục lôi cuốn nhiều thành phần tham dự, bao gồm học sinh là chiến sĩ, giáo chức là cấp chỉ huy chuyên môn, và phụ huynh – nguồn cung cấp lương thực vật chất lẫn tinh thần cho binh sĩ chiến đấu – giữ vai trò yểm trợ ở hậu phương. Nếu nguồn lương thực viện trợ từ hậu phương bị cắt đứt, binh sĩ sẽ buông súng đầu hàng. Do đó để hậu phương có thể cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc chiến giáo dục, phụ huynh cần có sự hiểu biết về ba lãnh vực: Học đường (Hệ thống giáo dục của Hoa Kỳ), Học sinh (Nhu cầu của học sinh), Phụ huynh (Năng lực của phụ huynh)

KimDung Trịnh, M.S., Educational Counseling & PPS Credential

***Những khóa huấn luyện về Parenting Skills sẽ trang bị cho phụ huynh Việt Nam những kiến thức căn bản cần thiết, để săn sóc con và giúp con thành công trên đường học vấn.

LN PROTRAINING CALL 714-489-7163

office@lnprotraining.org trinh.dung.kim@gmail.com

Kim Dung Trinh, M.S.

Educational & Parenting Counselor


In the battle of education, parents are like a chef who skillfully combines ingredients to prepare a good dish for theirchild. Trong mặt trận giáo dục, phụ huynh là ðầu bếp khéo léo, biết lựa chọn những vật liệu ðể nấu món ãn ngon cho con.


How would parents' expectation cross their child's dream? Làm sao ðể kỳ vọng của cha mẹ và ứõc mõ của con gặp nhau?

Family influences truly play important role in identifying oneself and help the child overcome challenges. Ảnh hýởng của gia ðình rất quan trọng trong việc tạo cá tính cho convà giúp con lứõt thắng những thử thách

KimDung Trịnh, M.S.

Educational Counseling & PPS Credential